https://www.youtube.com/channel/TriBenhChoCayTrong

SẢN PHẨM MỚI

Home / Quy trình - Kĩ thuật - Lý thuyết / QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT TRỒNG TẤT CẢ CÁC LOẠI CHUỐI

QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT TRỒNG TẤT CẢ CÁC LOẠI CHUỐI

Chuối là một loại quả không thể thiếu được trong mâm ngũ quả ngày tết, và các ngày lễ răm hay mùng một đầu tháng, nó tượng trưng cho sự no đủ, sum vầy, là sự tôn kính của của cháu ông bà đối với ông bà tổ tiên.

chuoingu2

Đặc điểm cơ bản của cây.

Cây Chuối có tên khoa học là Musa spp., thuộc họ chuối ( Musaceae ), có nguồn gốc bắt nguồn ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và châu Úc.

Chuối thường  mọc thành bụi, thân chuối thuộc dạng thân giả được tạo thành từ các bẹ lá, có chiều cao từ 2-8m. Bộ rễ phát triển mạnh, lan rộng và ăn sâu trong lòng đất đến 60 cm

Phiến lá có màu xanh,  có chiều dài từ 1-2m, chiều rộng từ 0,3-0,6m.

V

Hoa mọc từ lõi của thân,thường gọi là bắp chuối, có màu đỏ.

bap-chuoi-hoa-chuoi-loai-rau-cay-nha-la-vuon-trong-bao-ky-uc-1

Quả mọc thành từng nải, khi còn non có màu xanh,cứng, khi chín có màu vàng, và mềm.

Ở Việt Nam ta hiện nay có rất nhiều giống chuối khác nhau: ”chuối cau, chuối hột, chuối cơm, chuối tiêu,….”

Nhưng để đạt được năng suất cao cho vụ mùa chuối bội thu và trái chuối mang được nhiều giá trị dinh dưỡng thì chúng ta còn phải chú ý tới việc quy trình trồng và chăm sóc chuối.

QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI:

1. Chuẩn bị đất và nhân giống chuối:

Chọn loại đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao hoặc những vùng đất cao, dễ thoát nước như đất đồi

anh-chuoi-quan-chu-2-16213295836462116242413

2. Thời vụ trồng:

Cây chuối không yêu cầu nghiêm ngặt về thời vụ, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa (vùng Đồng bằng Bắc bộ trồng từ tháng 9 – 11, các vùng khác từ tháng 6 – 8). Ở thời điểm này, cây con sinh trưởng thuận lợi và có tỷ lệ sống cao.

3. Mật độ trồng:

Mật độ trồng phụ thuộc vào giống chuối, giống càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn, … trồng thưa hơn. Mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha, khoảng cách trồng: 3 x 3 m (1.100 cây/ha) hoặc 3 x 2,5 m (1.300 cây/ha).

4. Cách trồng:

Dùng cuốc, xẻng, lấp đất vào hố, lượng đất dày khoảng 30 cm, sau đó dùng cuốc moi 1 hốc ở giữa rộng khoảng 30 cm để đặt cây chuối con vào, cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu khoảng 10 cm cách mặt đất, chú ý đặt cây thẳng đứng để tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Tiếp theo, lấp đất kín gốc cây, vừa lấp vừa giậm nhẹ để cây im gốc, lớp đất kín trên thân ngầm 5 – 6 cm.

chuoicon_ca21c8312d184fc6ad1796108f95a6e0_grande

5. Bón phân:

Lượng phân bón trung bình cho 01 ha chuối thường là 200 kg N + 80 kg P2O5 + 200 kg K2O, tuỳ theo loại đất; nếu đất chua, bón thêm vôi sẽ mang lại hiệu quả cao. Lượng phân bón cho chuối phụ thuộc vào sản lượng thu hoạch; chẳng hạn để thu hoạch 32 tấn quả/ha, cây chuối lấy đi từ đất 80 kg N; 49 kg P2O5; 1.145 kg K2O.

6. Chăm sóc:

a) Tưới nước

Chuối yêu cầu nước rất cao nên phải thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng bằng cách tưới ngập vào rãnh hoặc thiết kế hệ thống tưới với ống dẫn có đục lỗ trực tiếp đưa nước vào từng gốc cây và liên tục kiểm tra đồng ruộng.

b) Trồng dặm

 Sau khi trồng khoảng một tháng nếu thấy cây phát triển kém thì phải trồng dặm lại bằng những cây tốt để phát triển kịp những cây trồng trước, đối với những cây mọc kém có thể dùng dao chặt ngang thân, cách gốc 20 – 30 cm giúp lá non dễ mọc ra.

c) Tỉa cây con

Khi cây bắt đầu đẻ cây con thì tiến hành tỉa, dùng cây con này để trồng tiếp hoặc bỏ đi. Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và có tác dụng giảm sâu bệnh. Khi xuất hiện mầm mới, nếu không lấy cây con để trồng tiếp thì dùng dao cắt bỏ, dùng mũi dao nhọn đẩm thẳng xuống gốc. Tỉa bỏ những cây yếu, cây nằm sát nhau, chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi chỉ có ba đến bốn cây đang phát triển (một cây mẹ, hai đến ba cây con). Riêng với chuối tiêu, chỉ nên để mỗi cây 1 mầm.

d) Bẻ bắp tỉa quả

Sau khi cây trổ hoa và cho khoảng 10 – 13 nải/buồng, tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây. Việc tỉa nải nên tiến hành vào buổi chiều, tránh trời mưa để hạn chế mất nhựa, làm ảnh hưởng đến mẫu mã của buồng chuối sau này. Chú ý cắt vào lúc trời khô ráo để vết cắt mau khô, tránh bị sâu bệnh xâm nhập phá hại. Tốt nhất là sau khi cắt xong nên dùng tro sạch bôi vào vết cắt để vết thương mau khô, không chảy nhựa nhiều và có tác dụng sát trùng.

e) Cắt bỏ lá già, khô 

Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ kịp thời các lá già, lá khô bám xung quanh thân chuối để tập trung dinh dưỡng và hạn chế nguồn bệnh. g) Làm cây chống buồng Sau khi cây ra buồng được khoảng 1 tháng, cần làm cây chống buồng để giữ cho cây không bị đổ khi gặp gió.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TATADU

📺Youtube: https://www.youtube.com/c/phanthuocthegioi1102/featured

 ♻️Zalo vật tư Nông Nghiệp TaTaDu : https://zalo.me/0982.427.033

📺 Fanpage TaTaDu  : https://www.facebook.com/congtytatadu

🌐Website: https://www.tatadu.vn/

☎️ Hotline: 0982.427.033