https://www.youtube.com/channel/TriBenhChoCayTrong

SẢN PHẨM MỚI

Home / Cây Xoài / BIỆN PHÁP ĐẨY LÙI RẦY BÔNG XOÀI HIỆU QUẢ

BIỆN PHÁP ĐẨY LÙI RẦY BÔNG XOÀI HIỆU QUẢ

Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích, cộng với chất thải của rầy trên lá, bông, cành tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hống phát triển, che phủ bề mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.

Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây xoài ở vùng Đông Nam bộ vào thời kỳ cây ra hoa, nếu không kịp thời phòng trừ có thể giảm năng suất hoặc mất trắng vụ xoài.

Đặc điểm hình thái:

Loại rầy hại bông xoài khi trưởng thành, con cái đầu to, tròn, mình dài khoảng 4mm có màu xanh nâu hoặc xanh nhạt, đẻ ra trứng màu trắng sữa dài khoảng 0,8mm. Sau một thời gian trứng nở thành rầy non không cánh, màu sắc biến đổi từ trắng sang xanh rồi vàng đen.

Xoài ra hoa đồng loạt nhưng tỷ lệ đậu quả thấp

– Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển mật độ rầy giảm dần. Một con rầy cái đẻ từ 100 – 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy con mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích hút sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống lá non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này.

– Rầy bông xoài còn có đặc điểm tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

Phát sinh gây hại:
– Đây là loài gây hại rất nghiêm trọng trên xoài ảnh hưởng nhiều đến khả năng đậu trái, cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non. Rầy chích hút làm lá không phát triển được, lá bị cong, rìa lá khô, trên hoa làm cho phát hoa bi khô và rụng
– Đối với trái sau khi thụ phấn không phát triển và rụng. Khi chích hút rầy còn tiết ra mật đường làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bông và trái. Khi vườn xoài có rầy hiện diện, sẽ nghe những tiếng động nhỏ do rầy di chuyển nên rất dễ dàng phát hiện.

Thuốc kích hoa xoài nghịch vụ đạt hiệu quả cao, ra hoa đồng loạt

 

Biện pháp phòng trừ:
– Ngoài tự nhiên có một số loài thiên địch như bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong kí sinh và nấmVerticellium lecanii, Hirsutella sp. có thể gây hại cho rầy.
– Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy.
– Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm rầy, nên phun ngừa vào giai đoạn xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá. Phun
OTOXES 200SP trừ rầy hại bông xoài.

OTOXES-200SP-5gr

Hoạt chất: Acetamiprid.

Công dụng: Hoạt chất Acetamiprid đã được đăng ký nhiều tên thương mại khác nhau, dùng để trừ rầy nâu hại lúa, rệp sáp hại cà phê, rầy xanh, bọ cánh tơ hại trà(chè), bọ trĩ hại dưa hấu, rầy hại xoài.

Hướng dẫn sử dụng

Pha gói 5g/bình 8-10 lít nước, phun 2 bình cho 1 sào bắc bộ(360m2), phun 3 bình cho 1 sào trung bộ(500m2), 5-6 bình cho 1 công nam bộ(1000m2) Phun khi rầy mới phát sinh.

Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày.